Nhâm nhi giai điệu Jazz tại câu lạc bộ Long Waits

Tự xưng là một câu lạc bộ jazz “be bé,” Long Waits là nơi tụ hội của nhiều giấc mơ với những hình hài khác nhau, mang đến cho Hà Nội một trải nghiệm jazz hiện đại mà duyên dáng.

Long Waits nằm trên tầng hai của một căn nhà sâu trong con ngõ ở phố cổ. Toàn bộ tầng đã được xây lại, đủ chỗ cho sân khấu nhỏ, quầy bar, và không gian đủ cho một lượng khán giả vừa đủ ấm cúng.

Tôi đến Long Waits vào một sáng thứ Sáu trời mưa. Bảo Long, người đồng sáng lập Long Waits và một cây cổ thụ của giới jazz Việt Nam, đang đứng trên sân khấu và dẫn dắt ban nhạc với cây kèn saxophone quen thuộc. Họ đang tập dượt lần cuối cho Bass Night, trong đó, tám người chơi bass sẽ lần lượt thay nhau biểu diễn. Bên cạnh tôi, anh Hùng, chủ quán còn lại, đang bận bịu gấp mấy tờ rơi. Tờ quảng cáo đơn giản thông báo rằng các buổi diễn sẽ được tổ chức ở những quán cà phê như Tranquil hoặc Blackbirds, cũng là những quán đã được cải tạo, điều hành, hoặc thuộc sở hữu của những người sáng lập Long Waits.

“Cái đàn piano em thấy trên sân khấu không phải dễ mang vào đâu,” anh Hùng, người giám sát việc cải tạo quán, giải thích. “Bọn anh phải tháo cả lan can và tay nắm cầu thang. Rồi dựng một cái cần trục để đưa nó lên đây.”

Chỉ cần nhìn sự chỉn chu đến từng chi tiết là biết Long Waits không phải là dự án đầu tay của hai anh. Sân khấu và hầu hết các bức tường được sơn màu nâu hạt dẻ ấm áp, vừa tạo nên sự thống nhất về thẩm mỹ, vừa kéo dài căn phòng. Quầy bar và trần nhà được để trống nguyên nhắm giữ nét cổ kính của không gian. Ánh sáng mờ và dịu nhẹ hắt ra từ sân khấu và khối đèn hộp thủy tinh ở quầy bar. Cầu thang dẫn lên quán vẫn còn mới tinh, nhưng tông màu gỗ, tối bên trong vẫn giữ được nét hoài cổ. Không gian hợp lý và tối giản rất phù hợp để tôn vinh âm nhạc trên sân khấu mà không làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của khán giả.

Long Waits ra đời nhờ vào sự gặp gỡ tình cờ của hai “con nghiện” jazz: Bảo Long và Tuấn Anh. Tuấn Anh muốn học chơi saxophone, và anh tìm thấy ở Bảo Long một người bạn và một người thầy. Tuấn Anh đã từng mở các quán bar, như Longer Than a Summer, và các tiệm cà phê như đã kể trên, một số là hợp tác với Hùng, người bạn từ hồi đại học. Vậy nên anh có kinh nghiệm thiết kế không gian và vận hành doanh nghiệp. Tuy vậy, Long Waits ra đời không chỉ để mang về lợi nhuận.

Khi được hỏi về công việc của mình, Bảo Long nói anh muốn “ươm mầm” thế hệ tương lai của nền nhạc jazz Việt. Với cương vị là nhạc trưởng của quán, anh sáng tác, chọn nhạc cho các buổi diễn của Long Waits. Anh tìm hiểu về lịch sử nhạc jazz, nghe lại các tác phẩm kinh điển rồi điều chỉnh chúng để phù hợp với ban nhạc.

Để chuẩn bị cho Long Waits, Long đi xem hòa nhạc và các buổi diễn tốt nghiệp để tìm những tài năng mới. “Anh không chọn những người giỏi nhất, anh tìm những nhân tài cần thêm sự dẫn dắt để rèn luyện kỹ năng. Những người như thế mới chịu được áp lực.”

Tôi đến Long Waits vào đúng đêm nhạc Sonny Rollins. Lúc ngồi ở quầy bar, tôi tình cờ nghe lỏm được một bạn nghệ sĩ trẻ dành những lời khen cho nơi đây. Cô là một ca sĩ của Học viện Quốc gia, cô nói ở Hà Nội khó tìm được nơi nào có nhạc sống hay. Việc được xem và trò chuyện với các nhạc công gạo cội là một trải nghiệm quý báu.

Trong buổi tập tôi được xem vài ngày sau đó, tôi nhận ra tất cả những tay bass đều chỉ khoảng hai mươi tuổi, thậm chí một vài bạn trông như học sinh cấp ba. Họ mặc quần dài, áo sơ mi rộng thùng thình, ba lô và hộp đàn chi chít miếng vá và sticker. Một tay trống trẻ còn tranh thủ chơi game trên điện thoại trong giờ giải lao.

“Áp lực tạo kim cương. Nhiều người sẽ không đồng tình với quan điểm này, nhưng sự thật là, mình phải chịu đựng được rất nhiều áp lực nếu muốn trở thành nghệ sĩ jazz thành công.”

Có một sự tương phản lớn giữa những nghệ sĩ gạo cội và những bạn trẻ mới tập. Nhưng khi họ chơi nhạc cùng nhau, người ta có thể thấy niềm đam mê ở tất cả mọi người. Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua sự tập trung tỉ mỉ của họ. Khi Bảo Long dừng ai đó lại và chỉ bảo, mọi người chỉ cần vài giây là bắt nhịp với nhau. Kể cả những lúc khó khăn để tìm được sự đồng nhất, tất cả mọi người đều quyết tâm để đạt được sự hoàn hảo mà Bảo Long kỳ vọng. Mặc dù cử chỉ rất điềm đạm và từ tốn, anh là người cầu toàn.

“Áp lực tạo kim cương. Nhiều người sẽ không đồng tình với quan điểm này, nhưng sự thật là, mình phải chịu đựng được rất nhiều áp lực nếu muốn trở thành nghệ sĩ jazz thành công. Mình phải có đồng vào đồng ra, mình tổ chức được show, mình tìm chỗ tìm thời gian để tập tành, mình làm hết mọi thứ đấy trong lúc mình làm nghệ thuật,” Bảo Long nói. “Mình cũng phải nhớ rằng nhạc jazz, từ lúc nó ra đời, đã gắn liền với cái cùng cực,” anh chia sẻ, ám chỉ bối cảnh nghèo đói và phân biệt chủng tộc ở Mỹ khi jazz ra đời.

Con đường trở thành một nghệ sĩ saxophone nổi tiếng của jazz chắc hẳn không hề dễ dàng. Anh đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và ban nhạc thông qua những giai điệu phức tạp với nhiều tầng lớp. Hơn ai hết, anh hiểu rằng jazz cần một sự nuôi dưỡng, và nếu không có những người dạy và hỗ trợ, sẽ khó có ai tiếp cận được dòng nhạc này. Long Waits là giải pháp trực tiếp cho thử thách đó.

Nếu bạn có cơ hội ghé qua Long Waits, tôi hy vọng bạn sẽ được trải nghiệm âm nhạc chất lượng và bầu không khí thư giãn. Nhưng hơn hết, tôi hy vọng bạn sẽ cảm nhận được niềm vui tỏa ra từ các nghệ sĩ trên sân khấu, bất kể kinh nghiệm hay lứa tuổi. Có thể bạn sẽ thấy tay trống và người chơi piano lén nhìn nhau sau một đoạn khó, hoặc nụ cười bằng lòng thoáng qua mặt Bảo Long sau một màn solo.

Hanoi's Long Waits Jazz Club Dreams a Little Dream of Jazz

Long Waits, a self-proclaimed “modest jazz club,” is the culmination of many dreams that merged and shifted before finally giving Hanoi a modern yet quaint jazz experience.

On the second floor of a house in phố cổ, hidden inside an alley and wedged between a café and a private residence, stands Long Waits. The entire floor has been converted into a stage, a bar, and enough space to host an intimate audience. 

I visit Long Waits on a rainy Friday morning. On stage, Bảo Long, the venue’s co-owner and a fixture of the Vietnamese jazz scene, is directing the band with his familiar saxophone in hand. They are doing a last run-through before Bass Night, during which a roster of eight different bass players will take turn playing. Next to me, Hùng, another co-owner, is folding flyers. The simple pages announcing the show will be placed in cafes such as Tranquil or Blackbirds, which are either renovated by, run by, or owned by the owners of Long Waits. 

“That piano that you see on stage was not an easy feat to get in here,” Hùng, who oversaw the renovation of the place, explains. “We had to take apart the stairs’ baluster and handrail. And then create a hoisting system to get it up here.”

Long Waits is not a first project for the owners involved as evidenced by the obvious attention to detail given to the space. The stage and most of the walls are painted a warm shade of maroon brown that both unifies and lengthens the room. The bar area and ceiling are left bare to retain some of the space’s initial old charm. The lights are dim and soft, coming mainly from the stage and the cubic glass light fixture above the bar. While the staircase leading into the club is brand new, it's the dark, worn wooden tone inside that so seamlessly fits the mood. The understated and well-curated space is perfectly suited to its purpose of highlighting the music played on stage without compromising the audience’s comfort. 

Long Waits came about due to the chance encounter of jazz aficionados, Bảo Long and Tuấn Anh. Tuấn Anh wanted to learn to play the saxophone, and in Bảo Long, he found both a friend and a teacher. Tuấn Anh had already opened bars, such as Longer Than a Summer, and the cafe chains previously mentioned, some of which with Hùng, his friend from university, so he knew a thing or two about setting up and running successful businesses. Yet, Long Waits does not feel overtly commercial. 

When asked about how he would define his current job, Bảo Long shares that he wants to foster the new generation of jazz musicians in Vietnam. As the venue’s bandleader, he takes care of composing and selecting the music for Long Waits’ programming. He revisits cult classics each night, going through the history of jazz, and adapting the score to fit the band.

Leading up to the bar’s opening, he attended graduation concerts and recitals from private academies to scout for talents: “I don’t pick the best, I try to look for talented musicians that still need guidance to hone their skills. People that can withstand pressure.”

You might have heard of Jump For Jazz, a jazz band led by Bảo Long, that plays in different venues in Hanoi and Hồ Chí Minh City. The band has rotating members, with new faces sitting beside the saxophonist’s longtime collaborators. Long Waits is in many ways the sensible next step for Jump For Jazz. The bar provides a permanent place for young musicians to come and experience jazz, a genre that is inherently meant to be felt more than just be heard. 

After my first visit, a Sonny Rollins tribute night, I hang out at the bar, where I overhear a young musician discussing her favorable opinion of the evening and her personal musical journey. A singer from the National Academy, she has struggled to find good live music experiences within the city. Being able to watch and talk to accomplished musicians feels rewarding. 

During the rehearsal session that I attend a couple of days later, I can't help but notice that all the bass players were, at best, in their mid-twenties, while some could pass for high-schoolers. They wear cargo pants and baggy band shirts, and their backpacks and instrument cases have colorful stickers and patches with pop culture references. I even catch a young drummer playing a video game on his phone during the break.

“Pressure is essential. People might disagree with this, but the reality is, there is a lot of pressure if you want to make it as a jazz musician anywhere.”

The contrast between well-established musicians and the younger crowd is unusual. Yet the moment they start playing together, one could not deny their shared love for the craft. Their professionalism could be seen through their meticulous focus. When Bảo Long stops a musician to correct them, only seconds pass before they find a common voice. When it does take longer to reach an understanding, their mutual determination to get it right makes up for what can look like a relentless pursuit of perfection from Bảo Long. Despite his calm and patient demeanor, he is not easy. 

“Pressure is essential. People might disagree with this, but the reality is, there is a lot of pressure if you want to make it as a jazz musician anywhere. You need to make a profit, run shows, find the place and time to practice, while still working on your craft,” Bảo Long shares. “And let’s not forget that jazz, since its inception, is born from struggle,” he continues, alluding to the racist history of jazz in America and the poverty it was born out of. 

As a celebrated jazz saxophonist, Bảo Long’s journey must not have been an easy one. He sets a high standard for himself and his band that can be heard through the layered and textured tones of his performance. He understands more than anyone that jazz needs nurturing and that without educators and supporters, it is likely to become inaccessible. Long Waits seems like a direct answer to this challenge. 

When you do visit Long Waits, I hope you get to experience the good music and relaxing atmosphere. But most of all, I hope you catch a glimpse of the joy emanating from the musicians on stage, regardless of their age or years of experience. You might spot the stolen glances between the pianist and the drummer after an especially challenging part, or maybe the almost unnoticeable approving smile from Bảo Long after a solo. 

A big surprise for us last weekend, tribute to Charlie Parker

Big brother Tran Manh Tuan and his daughter An Tran, and My Anh jammed with the Band.

Thêm một lần nữa, nhạc sĩ, nghệ sĩ trình diễn, anh Trần Mạnh Tuấn đến thăm Long Waits với sự nhẹ nhõm, thân tình, đầy yêu quý.

Người đàn ông với chất giọng trầm khàn, miệng tươi vui, dí dỏm chia sẻ với chúng tôi, với các khán giả trong khán phòng những câu chuyện, mà qua đấy, tất cả mọi người đều cảm nhận được, bên cạnh gia đình đây yêu thương, âm nhạc đã nâng đỡ tinh thần và nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong người nghệ sĩ tài hoa ấy ra sao.

Điều ấy bất chợt làm tôi nhớ đến câu thơ của hà thơ Phùng Quán "Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy!", chúng ta vịn vào cái đẹp để tận hưởng sự tự do, tình yêu và niềm vui.

Một lần nữa cảm ơn anh Bảo Long và ban, anh Trần Mạnh Tuấn, An Trần, và Mỹ Anh, đã mang đến những màn trình diễn ngẫu hứng trong tối hôm qua.

Summertime

Misty

Eric Dolphy hay Quán bia Long Waits

- anh phục mình 1 thì phục khán giả 3, nhạc như thế mà mọi người cũng nghe được. Sau đêm diễn tối qua anh Bảo Long cười khoái trá sau một tuần “nướng khoai” Out to luch của Eric Dolphy.

Nhạc như thế nghĩa là như nào, anh Bảo Long lại diễn giải cho tôi theo một cách không thể lạ lùng hơn:

- Là hôm nay mỗi cây trong ban nhạc chơi 1 phách, 1 ý, chả ông nào chịu ông nào cả, như là em ở ngoài quán bia ấy, ông nào cũng muốn mình là người nói to hơn, nói đúng hơn “tôi nói thật với ông trời hôm nay không mưa vì tôi nghĩ nó nắng” “à à à à làm hớp bia mát quá, tôi nói thật với ông, ông tuổi con tồm” “nào uống đi, vợ gọi về kìa” “ nào lên…” ”okie…” “em phục vụ mới xinh phết”…

những giọng trong quán bia dội vào nhau thành các bồi âm, sóng âm, có nhịp điệu riêng, nội dung lúc đó không rõ ràng, mạch lạc nhưng chúng ta nghe các âm, thấy được không khí, sự chuyển động của men lai dắt…âm nhạc đôi khi giai điệu không còn cần thiết nữa. Hình thức bỏ rơi nội dung.

cả những khoảng mong manh dễ vỡ như anh Hà chơi bass chỉ sai 1 nốt thôi là tất cả sẽ vỡ ra, anh nín thở như sắp nghe một chuyện tuyệt vọng

lại có những khoảng chúng ta muốn thoát khỏi những bồi âm căng thẳng bằng sự lạnh lùng của piano

và đôi lúc bồi âm nứt vỡ bởi tiếng kèn với trống “cãi vã” căng thẳng.

(Long Waits a modest beer club)

Hôm qua tất cả đều phê lư đử trong các bồi âm.

Bảo Long còn đẩy sự hoang mang đến tận cùng bởi cách anh tan vào hư vô, tôi không hề ngoa dụ một chút nào, sân khấu tối, cánh gà nhung đen, anh Bảo Long mặc áo đen, solo xong anh biến mất, để kệ những chiến hữu bên bàn nhậu của mình ở đó chiến tiếp, bởi không cần “nghe” Bảo Long cũng biết họ sẽ “đưa” câu chuyện về đâu, nó không mạch lạc, bồi âm quấn quanh lấy cơ thể. Bộ phận và toàn thể không phân biệt.

Sự thoắt ẩn thoắt hiện trong trình diễn của Bảo Long chính xác là tinh thần âm nhạc của Eric Dolphi, các tường thuật trong âm nhạc của ông phi tuyến tính, nói như các nhà phê bình âm nhạc, nhảy quãng liên tục, liên tục bỏ rơi các hoà âm không được hoàn thành.

Đến hôm nay tôi mới hiểu được một chút cách Bảo Long trình diễn trên sân khấu, pha tan những lúc nghi ngại “sao ông này mặt lạnh thế, chả cười, chả eye contact với khán giả, chỉ cúi chào lúc hết bài hết set”, à thì ra phong cách jazz của Bảo Long và ban là “thân ai người ấy lo” “hồn ai người ấy giữ” “ẩn thân chi thuật”, nó phân biệt với các ban khác thích nhún nhẩy như chú voi (Thelonious Monk)…

Cách anh Bảo Long giải thích cho tôi về nhạc jazz ở quán xôi hay hàng trà đá hoặc trong bóng tôi jazz club luôn làm tôi phát khùng, mà khùng thật, tôi bảo với anh và ban nhạc:

- các anh phục mình 1, khán giả 3 vì hoà vào chất nhạc ngang phè ấy thì em phục em 5 vì chả hiểu sao ngồi trên cầu thang nghe xác anh chơi mà em hú hét như ở sân vận động, ở đó mới là bồi âm khổng lồ, thác lũ, điên rồ, láo lếu, vô tri, chân thật, đúng, Eric Dolphy của anh làm em phát khùng. Và em sẽ dựng loạn xị ngậu các đoạn trình diễn của các anh tối nay.

Mời các bạn lắng nghe và hẹn gặp lại trong không khí trình diễn bồi âm của chúng tôi tối ngay hôm nay, thứ 7 lúc 8h30.

“menu” quán bia bao gồm:

1. Hat and Beard

2. 245

3. Something Sweet, Something Tender

4. Gazzelloni

Nghỉ giữa giờ

5. Springtime

6. Serene

7. Naima ( John Coltrane)

8. Impression ( John Coltrane)

Kind of Blue

Trước buổi diễn hôm nay anh Bảo Long nói với tôi, buổi diễn này mình chỉ dựng lại 2 ngày huyền thoại ấy, 2 ngày thu của Kind of Blue, còn với riêng Miles Davis, đó là con người đã dựng lên một thời đại jazz mới, người “điểm huyệt” những nghệ sĩ vĩ đại xung quanh mình bằng cách đưa họ vào những thử thách man rợ nhất rồi từ đó chúng ta có những thể loại nhạc, cách chơi khác cho thế giới jazz.

Tôi nghe như thấy câu chuyện những Tôn Ngộ Không trong bàn tay Phật, hoặc một từ tuyệt đối quan trọng trong tiếng Đức là bach, nghĩa là suối.

Và chỉ có suối mới mang đến cảm giác “dịu dàng, thanh khiết không bi luỵ” như Miles Davis nói về Kind of Blue.

Suối nguồn khơi dòng những con sông nhỏ.

2 bức ảnh đen trắng dưới đây là những bức ảnh Irving Penn chụp mang tên The Hand of Miles Davis, New York, 1986.

Tôi nghịch một chút, cho ngón tay Davis “chơi” trên note Long Waits, cho Long Waits nằm gọn trong lòng tay ông, gọi vui là xin vía, để mong từ nay, từ nơi trốn này cũng khơi một lạch nước tinh khôi cho jazz.

Bức ảnh còn lại là ngón tay anh Bảo Long, người với chỉ một cây tenor sax sẽ tìm cách biểu đạt âm hưởng của cả 3 cây: tenor sax, alto sax và trumpet, như album nguyên bản.